Công ty cổ phần là doanh nghiệp duy nhất có quyền phát hành cổ phiếu và được tham gia huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Với bản chất đặc biệt của công ty cổ phần là loại hình công ty có nhiều cổ đông góp vốn vì thế mà Luật doanh nghiệp có quy định về số lượng tối thiểu cổ động để có thể thành lập công ty cổ phần là 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa cổ đông của công ty cổ phần. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Hải Phòng như sau:
Chuẩn bị thủ tục trước khi thành lập công ty cổ phần tại Hải Phòng
Chủ thể để mở công ty cổ phần
Công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập có thể là cá nhân hoặc tổ chức, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Các cổ đông phải có đầy đủ các điều kiện như trong quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp.
Khi tiến hành thành lập công ty cổ phần, các cá nhân, tổ chức cần phải xác định xem mình có thuộc nhóm đối tượng không được quyền tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hay không (quy định rõ tại Khoản 2, Điều 18 Luật Doanh Nghiệp 2014)
Tên công ty cổ phần
Tên công ty không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trước trên toàn quốc gia (phải đáp ứng quy định Luật doanh nghiệp). Không được phép sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty mình (trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó);
Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu làm ảnh hưởng hay vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố theo quy định tại Điều 38 của Luật doanh nghiệp : ‘’ Tên công ty + loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”.
Loại hình doanh nghiệp: Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp phải được viết in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Bạn cần thật sự nghiêm túc thực hiện để có thể qua được vòng điều kiện thành lập công ty cổ phần 2018 một cách trơn tru.
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh phải chuẩn theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật để được thành lập (ví dụ như điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về vốn pháp định, các điều kiện khác…).
Trụ sở công ty cổ phần
Trụ sở chính của công ty cổ phần là địa điểm làm việc, liên lạc và giao dịch của công ty; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; địa chỉ email, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Trụ sở công ty cổ phần không được là chung cư, khu tập thể (trừ trường hợp tòa nhà xây dựng với mục đích cho thuê văn phòng).
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và ghi trong Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ cũng là cơ sở để xác định: Trách nhiệm của chủ sở hữu, thành viên hay cổ đông công ty trong việc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức này với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp; hay vốn mà cá nhân hay tổ chức đưa ra để tiến hành hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty họ.
Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Hải Phòng
Thành phần hồ sơ thành lập công ty cổ phần , bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;
2. Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức);
3. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu quy định tại Phụ lục I-7 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.
- Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục I-8 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài) theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nhận kết quả và công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với trường hợp nộp hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử: Sau khi có thông báo hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm:
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bản giấy (hồ sơ doanh nghiệp đã scan nộp trên website);
- Giấy biên nhận;
Thông báo hồ sơ qua mạng hợp lệ.
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.
Khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu
Qúy khách hàng tiến hành khắc con dấu công ty theo thông tin mà doanh nghiệp đã đăng ký. Công ty có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của mình.
Công ty muốn sử dụng con dấu trong các giao dịch của mình thì phải thực hiện thủ tục thông báo sử dụng mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Sau khi nhận thông báo sử dụng mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho công ty, thực hiện đăng tải thông báo của công ty trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu cho công ty.
Các thủ tục sau khi thành lập công ty cổ phần
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải thực hiện một số thủ tục liên quan để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Cụ thể một số thủ tục cần thực hiện như:
- Treo biển tại trụ sở công ty;
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
- Đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Đăng ký chữ ký số điện tử;
- Đăng ký nộp thuế điện tử;
- In và đặt in hóa đơn lần đầu;
- Kê khai và nộp thuế môn bài;
Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Hải Phòng, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.